Độn cằm có nguy hiểm không, có bị hỏng cằm vĩnh viễn không?

độn cằm có ảnh hưởng gì không
Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về độn cằm có ảnh hưởng gì không mới nhất hiện nay

Độn cằm có nguy hiểm không, có gây ra biến chứng xấu cho khuôn mặt không là nỗi lo của nhiều chị em đang quan tâm đến dịch vụ này. Bác sĩ tại Sài Gòn Venus sẽ chỉ ra 4 triệu chứng xấu sau độn cằm và hướng dẫn khách hàng mẹo chọn được địa chỉ phẫu thuật uy tín.

1. Độn cằm có nguy hiểm không hay gây ảnh hưởng gì không?

Phẫu thuật độn cằm là thao tác chỉnh hình đơn giản nên không gây nguy hiểm đến sức khỏe khách hàng so với hình thức trượt cằm, phẫu thuật cằm. Ngành PTTM ngày càng phát triển hoàn thiện và đảm bảo được tính thẩm mỹ, sự an toàn nhờ vào những kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại.

Vì vậy, khi làm những dịch vụ như độn cằm, nâng mũi, tiêm cằm… khách hàng có thể yên tâm là không nguy hiểm đến tình trạng cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều “nhân chứng sống” bị biến dạng, lệch mặt do độn cằm tại địa chỉ kém chất lượng hoặc không chăm sóc hậu phẫu tốt.

Nhìn chung, sau khi độn cằm chúng ta vẫn có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro từ phía khách quan hoặc chủ quan.

2. Sau khi thực hiện độn cằm có nguy cơ mắc phải những biến chứng gì?

Bất cứ cuộc phẫu thuật lớn nhỏ nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro, độn cằm cũng vậy. Trước khi tiến hành tạo dáng cằm, các khách hàng cần biết được 4 biểu hiện và biến chứng có thể gặp phải sau đây.

2.1 Độn cằm có nguy hiểm không? Mặt bị thâm tím hoặc sưng

Khi chúng ta bị va đập hay trầy xước da, biểu hiện thường gặp sau đó là: chảy máu, sưng đỏ, thâm tím.

Trong quá trình độn cằm, bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đường nhỏ qua niêm mạc hàm dưới => đây là thao tác làm đứt gãy mạch máu (giống như xước da). Sau 1 ngày độn cằm chúng ta sẽ thấy mặt sưng phồng, bầm tím, đau ê ẩm. Đó là những biểu hiện bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Theo cơ chế chữa lành tổn thương của cơ thể, 3-4 ngày sau miệng vết thương khô lại và các mô dần liên kết với nhau ở lớp thượng bì, hạ bì để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Lúc này tình trạng tím tái, sưng đỏ, đau buốt dần kết thúc do quá trình tái tạo tế bào. Sau khoảng 1 tuần – 15 ngày, cơ bản là mặt đã trở lại như bình thường.

2.2 Bị nhiễm trùng từ trong miệng

Nếu kỹ thuật mổ không chính xác, dao rạch, kéo và các dụng cụ thẩm mỹ không vô trùng thì nguy cơ viêm nhiễm xảy ra là rất cao. Ngoài ra, trong quá trình dưỡng thương, khách hàng chủ quan không vệ sinh vết mổ, hay đụng chạm vào cằm, ăn uống không kiêng cữ cũng sẽ làm vết thương nhiễm trùng.

Biểu hiện vết mổ độn cằm bị nhiễm trùng:

– Vết mổ sưng to, màu đỏ tím

– Căng mọng da, ngứa da liên tục

– Thấy đau buốt ê ẩm kéo dài vùng phẫu thuật

– Chảy máu, rỉ máu làm xót lợi

– Xuất hiện cục mủ trắng và các bọng nước xung quanh vết mổ

– Miệng rạch có dấu hiệu mưng mủ, dịch vàng, thịt màu thẫm.

2.3 Ảnh hưởng tới các răng liền kề

Việc rạch niêm mạc miệng nếu để bác sĩ kém tay nghề thực hiện thì các răng xung quanh vùng rạch ít nhiều bị ảnh hưởng.

Về mặt cấu tạo, niêm mạc miệng vị trị bác sĩ can thiệp độn cằm nằm gần xương ổ răng hàm dưới. Thao tác rạch cần cẩn trọng với độ chính xác cao. Nếu rạch quá sâu, đụng chạm đến xương ổ răng sẽ gây ra cảm giác đau đớn và có nguy cơ làm sưng viêm, hoại tử đến thân răng, tủy răng.

Khi răng bị tổn thương dạng nặng, chúng ta phải chủ động cắt bỏ, sau đó trồng răng mới để bảo vệ các răng còn lại.

2.4 Độn cằm có nguy hiểm không? Tình trạng cằm bị lệch không như mong muốn

Cằm lệch không đẹp như hình dáng mơ ước có lẽ là nỗi ám ảnh với nhiều người. Đây là rủi ro khi độn cằm không ai mong muốn. Sau tạo dáng cằm, nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, sốc, hoảng loạn khi hình dạng cằm không những không đẹp mà còn dị dạng khó nhìn.

Một số biểu hiện khi cằm lệch, dáng xấu sau độn cằm:

– Dáng cằm quá ngắn, quá dài so với cấu trúc mặt

– Miếng độn nhân tạo lệch về một phía

Filler hoặc mỡ tự thân vón cục trong khoang miệng nhìn cằm nổi cục, da sần sùi…

3. Cần lưu ý gì để độn cằm an toàn nhất?

Theo Tiến sĩ Philippe Tarot: Để độn cằm an toàn tuyệt đối, chúng ta cần nhất là lựa chọn một bác sĩ giỏi. Sau đó là biết cách tự chăm sóc tại nhà với chế độ ăn hợp lý, vệ sinh vết thương đúng quy trình.

3.1 Nơi độn cằm uy tín

Như bác sĩ Sài Gòn Venus chia sẻ bên trên, phần lớn những biến chứng, di chứng xảy ra là do “chọn mặt” ở cơ sở thực hiện dịch vụ độn cằm không đảm bảo. Một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ cằm không uy tín thường là nơi:

– Chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ PTTM đặc biệt là làm cằm

– Đội ngũ bác sĩ có bằng cấp nhưng thiếu kinh nghiệm và ngược lại (hoặc có thể không đạt tiêu chuẩn cả 2)

– Cơ sở không đủ phòng vô trùng, hệ thống máy móc phẫu thuật và phương án điều chỉnh rủi ro

– Chất liệu độn từ silicon, filler, mỡ tự thân… không được xử lý đúng quy trình và mang nhiều vi khuẩn có hại

– Quảng cáo dịch vụ phẫu thuật cằm giá rẻ nhất thị trường.

=> Sau làm cằm, khách hàng gặp nhiều di chứng đến khuôn mặt, hàm răng, sức khỏe chưa kể phải chuẩn bị số tiền không nhỏ để đi chữa, sửa và làm lại cằm.

Vậy đâu là nơi độn cằm uy tín ở Việt Nam hiện tại?

Sài Gòn Venus là hệ thống thẩm mỹ viện chuyên sâu được xây dựng theo hình mẫu tại Pháp. Sài Gòn Venus chuyên sâu về các dịch vụ thẩm mỹ răng hàm mặt với hơn 14 chi nhánh toàn quốc.

Thẩm Mỹ Viện Sài Gòn Venus được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động năm 2016. Điều này là “bằng chứng” công nhận đây là địa chỉ:

– Có đội ngũ bác sĩ, y sĩ, y tá đầy đủ bằng cấp, chuyên môn, số năm kinh nghiệm

– Cơ sở vật chất: máy móc, thiết bị, thuốc thang, phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm vô trùng tuyệt đối, Bộ y tế chứng nhận an toàn.

– Quy trình khám, chữa bệnh đúng trình tự, chuyên nghiệp.

Riêng về dịch vụ phẫu thuật cằm (tiêm cằm, gọt hàm, độn cằm) chúng tôi luôn là đơn vị nghiêm túc trong việc áp dụng công nghệ hiện đại nhất, tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trong quá trình độn cằm, mọi thao tác phẫu thuật đều được kiểm soát chặt chẽ; chất liệu độn được kiểm nghiệm chính hãng, có giấy tờ, chế độ bảo hành; áp dụng máy chụp x-quang CT Cone Beam, máy ly tâm PRP, RECIPROC® Blue… và thuốc tê, bông băng, dao, kéo đạt chuẩn.

Cam kết sau độn cằm, khách hàng sẽ sở hữu dáng cằm cố định ngay từ ban đầu, ít đau sưng, lành thương nhanh chóng gấp 2-3 lần thao tác phẫu thuật cũ.

3.2 Cách chăm sóc hậu phẫu

Sau khi thực hiện làm cằm ở nơi uy tín, chúng ta đã thành công được 70%, 30% còn lại là cách chăm sóc tại nhà. 2 đến 3 ngày đầu, khi sức khỏe yếu và vết thương còn sưng đỏ, chúng ta cần:

– Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tránh hoạt động vùng mặt mạnh, tránh ra ngoài. Tốt nhất là nên có người thân bên cạnh chăm sóc hoặc chuẩn bị trước thực phẩm, bông băng, thuốc thang tại nhà.

– Ban ngày chườm đá lạnh xen kẽ chườm ấm (mỗi lần khoảng 2-3 phút thay nhau).

– Sáng và tối súc miệng nước muối hoặc nước ấm (khoảng 30 độ). Không chải răng.

– Uống thuốc tiêu viêm, giảm sưng trong 3 ngày đầu để ức chế cơn đau buốt.

– Tuyệt đối không đụng chạm vào bên trong và ngoài cằm, tránh làm tụ máu, nhiễm trùng mưng mủ.

3.3 Chế độ ăn uống

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (nếu cằm quá đau không thể ăn nhai được). Tốt nhất nên ăn cháo loãng, súp loãng có thể hút bằng ống hút.

– Ăn đồ ăn nhiệt độ trung tính: không quá 50 độ và không dưới 15 độ C.

– Kiêng kỵ nhất là ăn đồ cay nồng, đồ có mùi tanh, cứng rắn, có ga như: ớt, tương ớt, mì cay, cá, tôm, cua, sụn, xương, nước ngọt, bia rượu, cocktail…

– Không ăn đồ dai, dẻo, giòn (vì cơ miệng phải hoạt động mạnh) như kẹo dẻo, bánh kẹo, cắn hoa quả xanh.

– Tuyệt đối tránh đồ ăn có khả năng làm mưng mủ, sưng đỏ, sẹo lồi-lõm cho vết thương trong niêm mạc như: đồ từ gạo nếp, rau muống, da động vật.

– Uống nước ấm ngày 2-3 lần, đủ từ 1,5 đến 2l nước/ngày.

– Bổ sung vừa đủ đạm, protein, canxi cho cơ thể (liều lượng hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị sau độn cằm xong).

bác sĩ đã giải đáp lo lắng độn cằm nguy hiểm không cho bạn đọc và những khách hàng đang có dự định làm lại dáng cằm. Bác sĩ khẳng định độn cằm không nguy hiểm nếu chúng ta biết lựa chọn cơ sở đủ chất lượng để thực hiện. .